Tôi và mẹ chồng bất đồng quan điểm từ việc chăm con. Từ đó dẫn đến 2 vợ chồng tôi thường mâu thuẫn với nhau. Tôi đã dọn ra ở thuê nhưng mẹ chồng tôi kiên quyết không cho tôi mang con đi theo. Mỗi lần tôi đến thăm con thì toàn bị gia đình anh gây khó dễ,àmgìkhibịgiađìnhchồngngăncảnthăvũ đông càn khôn phần 3 ban đầu chỉ quy định 1 tuần tôi được thăm duy nhất 1 tiếng, nhưng giờ thì họ ngăn cản thăm con.
Cháu mới 4 tuổi, tôi rất lo lắng cho cháu nhưng không biết phải làm sao. Tôi đã gửi đơn lên phường nhưng vẫn không thể hòa giải được. Tôi đang dự định ly hôn, nhà chồng nói nếu có ly hôn cũng quyết không giao con cho tôi.
Vậy tôi phải làm gì để có thể đến thăm nuôi con được? Điều kiện kinh tế tôi cũng ở mức tương đối, vậy nếu kiện ra tòa thì tôi có giành quyền nuôi con được không?
Bạn đọc Tuyến Nhi (TP.HCM)
Chuyên gia tư vấn
Theo ông Trịnh Văn Tốt, Trưởng văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức, căn cứ khoản 1 điều 71 luật Hôn nhân và gia đình, thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên.
Do đó, việc gia đình chồng ngăn cản bạn chăm sóc, thăm nom con là vi phạm pháp luật và có hành vi bạo lực gia đình (điểm g khoản 1 điều 3 luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Người vi phạm có thể bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng (điều 56 Nghị định 144 năm 2021 của Chính phủ).
Việc cha mẹ mâu thuẫn trong thăm nom, chăm sóc con cái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển của trẻ. Do đó, bạn nên chọn phương án nhẹ nhàng là ngồi lại với nhà chồng để thảo luận cách chăm sóc, thống nhất thời gian thăm nom trẻ và có thể nhờ các hội, đoàn thể khác trao đổi, tác động thêm như hội liên hiệp phụ nữ, hội bảo vệ quyền trẻ em…
Bạn có thể gửi thông báo cho gia đình chồng đề xuất buổi thảo luận, thời gian, địa điểm thăm nom con dự kiến và mời thừa phát lại đến lập vi bằng. Nếu gia đình nhà chồng không chịu gặp mặt, có ý kiến hoặc hành vi ngăn cản bạn thăm nuôi con, thì thừa phát lại lập vi bằng chứng minh bạn đã thực hiện quyền, nghĩa vụ thăm nom con nhưng bị ngăn cản. Đây là chứng cứ để bạn đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp hoặc cung cấp cho tòa.
Trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi dưỡng con, thì tòa án quyết định giao con cho một bên nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của cháu (điều 81 luật Hôn nhân và gia đình).
Như vậy, kinh tế tốt không phải là điều kiện duy nhất, tiên quyết để một người được giao quyền nuôi con. Tòa án sẽ xem xét bên nào cung cấp môi trường thuận lợi nhất, đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con như: thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định; có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu; không có hành vi bạo lực gia đình…