Bú Cu

QUÁ TẢI DỰ ÁN VÀ BÀI THUYẾT TRÌNHThay cho việc soạn bài, thực hiện các bài kiểm tra viết tại lớp như ngoi sao

【ngoi sao】Lạm dụng đổi mới khiến học sinh quá tải

QUÁ TẢI DỰ ÁN VÀ BÀI THUYẾT TRÌNH

Thay cho việc soạn bài,ạmdụngđổimớikhiếnhọcsinhquátảngoi sao thực hiện các bài kiểm tra viết tại lớp như trước đây thì hiện nay các học sinh (HS) sẽ làm bài tập về nhà hoặc thực hiện sản phẩm học tập, chuẩn bị bài thuyết trình… Tuy nhiên hiện nhiều HS bày tỏ sự quá tải khi bị "dồn" nhiệm vụ thuyết trình, làm sản phẩm, thực hiện dự án… vào thời gian ngắn hay trong cùng thời điểm.

Lạm dụng đổi mới khiến học sinh quá tải - Ảnh 1.

Học sinh thực hiện bài thí nghiệm môn hóa học để lấy điểm kiểm tra. Đây là một hình thức đổi mới kiểm tra giúp học sinh thích thú thay vì liên tục làm thuyết trình, các dự án…

LÊ PHẠM

S.T, đang học tại một trường THPT tại Q.3 (TP.HCM), chia sẻ: "Mỗi ngày, mỗi môn học có tầm khoảng 3 - 4 bài tập về nhà thì chúng em cảm thấy bình thường. Nhưng cứ khoảng 2 tuần lại có bài thuyết trình hay dự án cần phải thực hiện thì bắt đầu quá tải vì phải tập trung nhiều thời gian. Đặc biệt có những tuần dồn bài thuyết trình thì sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian dành cho các môn học khác".

Vì thế, S.T cho rằng: "Việc quá tải dự án và bài thuyết trình là có, đặc biệt là đối với một số môn phụ. Việc làm dự án, thuyết trình vừa mất nhiều thời gian và công sức mà lại còn dễ xảy ra tình trạng nhóm có người làm nhiều, làm ít thậm chí không chịu làm. Nên em nghĩ hình thức làm dự án, thuyết trình nên có nhưng không quá dày đặc và có thể trải đều trong năm".

Đổi mới phương pháp không phải là cứng nhắc bê nguyên xi, nguyên bản một phương pháp nào đó liên tục hoặc là phô hết các phương pháp. Tùy từng bài học, từng môn học cụ thể mà GV tính toán thiết kế các hoạt động như thế nào cho phù hợp.

Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, GV Trường THPT Nguyễn Hiền

Còn HS lớp 8 của một trường THCS tại Q.1 than thở: "Nếu một tuần mà có một bài thuyết trình hoặc một sản phẩm học tập thì không sao nhưng nếu có tuần 2 giáo viên bộ môn yêu cầu thực hiện thì mất nhiều thời gian. Nếu là bài kiểm tra lấy điểm thì còn đỡ nhưng có những bài thuyết trình chỉ để lấy điểm cộng thì em thấy hơi nặng".

Lạm dụng đổi mới khiến học sinh quá tải - Ảnh 3.

Thuyết trình, thực hành thí nghiệm là các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

ĐÀO NGỌC THẠCH

Một HS của một trường THPT thuộc tốp đầu của TP.HCM cho biết trung bình mỗi tháng thực hiện 3 bài thuyết trình, những bài thuyết trình thuộc dạng nhỏ thì từ khâu chuẩn bị đến khi thuyết trình mất khoảng 4 - 5 ngày. Còn với những bài có yêu cầu phức tạp hơn, chẳng hạn cần quay video clip thì thời gian thực hiện cần nhiều hơn 5 ngày.

HỌC SINH DỄ SAO CHÉP, LÀM THAY

Chính giáo viên (GV) cũng nhìn nhận đã có hiện tượng khi thực hiện những đổi mới để đáp ứng định hướng, mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT 2018 thì HS quá tải khi thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao.

Thạc sĩ Phan Thế Hoài, GV dạy THPT tại Q.Bình Tân (TP.HCM), cho hay để thực hiện cho bài thuyết trình có thời lượng 5 phút thì HS mất khá nhiều thời gian cho công đoạn chuẩn bị nội dung, thực hiện trên ứng dụng với đầy đủ kênh hình, kênh chữ và âm thanh. Nên nếu GV các môn giao nhiệm vụ học tập cùng một thời điểm thì HS sẽ rơi vào tình trạng quá tải.

Ngoài ra, theo thạc sĩ Phan Thế Hoài, nếu cứ "cào bằng", nhồi nhét bắt HS giỏi, HS khá cũng như HS trung bình cùng thực hiện nhiệm vụ thuyết trình hay các nhiệm vụ học tập giống nhau thì sẽ không hiệu quả. Giao nhiệm vụ không theo năng lực còn dẫn đến tình trạng HS có thể sao chép, làm thay phần việc của nhau… Vì vậy, GV này cho hay: "Nếu giao nhiệm vụ đúng năng lực, HS sẽ tự lực cánh sinh. Thà làm ít, làm đúng còn giá trị, hiệu quả hơn việc nhờ người khác".

Tương tự cô Cát Tường, GV Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cũng nhìn nhận thực hiện bài thuyết trình mất khá nhiều thời gian. Một số GV vận dụng một cách máy móc việc đổi mới hay "thần thánh" một hình thức nào đó khi thay thế cho hình thức bài kiểm tra trực tiếp trên lớp cũng khiến HS mệt mỏi. Theo GV này, khi lựa chọn hình thức kiểm tra phải căn cứ vào đặc thù của từng bộ môn, nếu chỉ là lấy điểm cộng mà giao cho HS thực hiện một bài thuyết trình thì không cần thiết.

Học sinh đua nhau than đuối sức trên các diễn đàn

Trên những diễn đàn, hội nhóm của HS, một số em chia sẻ bản thân bị đuối sức trước lượng bài tập về nhà.

"Sau khi học 2 buổi sáng, chiều ở trường, số lượng 8 - 9 tiết, đến tối em còn phải hoàn thành bài tập về nhà nên thời gian cá nhân rất ít. Nhiều lần em cố gắng thức khuya nhưng sáng dậy rất mệt mỏi, tuy nhiên em vẫn cảm thấy mình thiếu sót, chưa đủ tự tin trong học tập", tài khoản L.H.S cho biết.

Còn tài khoản B.B cho biết đang là HS lớp 11, bài tập mỗi ngày khá nhiều với độ khó cao, có những môn nặng lý thuyết.

"Tuần nào em cũng phải thuyết trình ít nhất 1 lần. Nếu chia theo nhóm 2 hay 4 bạn thì việc soạn nội dung, làm powerpoint thật sự rất mệt", HS có tài khoản B.B cho hay. Dưới bài viết, khá nhiều HS đồng tình và cho biết bản thân cũng rơi vào trường hợp trên.

Kỷ Hương

KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO LÀ VẠN NĂNG

Đề cập các phương thức giảng dạy đang được GV thực hiện trong tiến trình đổi mới hiện nay, thạc sĩ Phạm Lê Thanh, GV Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), khẳng định không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng. GV nên linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin cho từng nội dung mạch kiến thức, môn học. Với chương trình GDPT 2018, kiến thức mỗi bài học đều tăng cường vận dụng thực tiễn đời sống, GV cũng phải cập nhật thông tin nhiều hơn, tổ chức nhiều hoạt động thí nghiệm, tương tác giữa thầy - trò nhằm phát hiện kiến thức mới thông qua tình huống thực tiễn, dạy học nêu bật vấn đề chứ không nhất thiết giờ học nào cũng bắt HS phải thuyết trình…

Theo thầy Thanh, hoạt động đánh giá HS không đơn thuần là việc làm bài tập về nhà vì nó không phải là cách để phát huy năng lực phẩm chất HS. Năng lực, phẩm chất chỉ được phát huy thông qua chính các hoạt động trải nghiệm thực tế…

Thạc sĩ Thanh nhấn mạnh: "Chương trình GDPT 2018 trao quyền chủ động rất lớn cho GV, nếu đi đúng hướng sẽ giảm tải cho HS rất nhiều, HS sẽ khám phá, củng cố kiến thức ngay trong giờ học".

"Đổi mới phương pháp không phải là cứng nhắc bê nguyên xi, nguyên bản một phương pháp nào đó liên tục hoặc là phô hết các phương pháp. Tùy từng bài học, từng môn học cụ thể mà GV tính toán thiết kế các hoạt động như thế nào cho phù hợp", thầy Thanh nói thêm.

Lạm dụng đổi mới khiến học sinh quá tải - Ảnh 5.

Còn ông Phùng Nhật Anh, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức), cho hay: "GV cần lưu ý rằng HS học nhiều môn chứ không chỉ học riêng môn của mình và nhà trường không cho phép GV phân công HS thực hiện thuyết trình tất cả các nội dung bài giảng. GV phải thay đổi chứ không phải lạm dụng một hình thức nào.

Nếu cứ cố định hình thức thuyết trình hay thể hiện sản phẩm sẽ khiến HS không còn thời gian học các môn khác. Nếu với bài kiểm tra thường xuyên mà sử dụng hình thức thuyết trình, làm sản phẩm cần dụng công nhiều thì chưa phù hợp".

Ông Nhật Anh đánh giá: "Vì vậy GV sẽ là người chủ động xây dựng hình thức sao cho phù hợp đặc thù môn học và quy mô, mức độ của bài kiểm tra". 

Cần vai trò của cán bộ quản lý

Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết nếu không đổi mới, không tạo ra sự thay đổi thì không thể phát triển. Trước hết người thầy phải biết áp dụng phương thức đó có phù hợp hay không và mang lại giá trị gì đồng thời cần phải đề cao vai trò của cán bộ quản lý trong trường hợp này.

Trước khi có kế hoạch kiểm tra đánh giá của trường thì mỗi tổ bộ môn phải xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá riêng, lúc này người quản lý sẽ bao quát tổng thể các tổ, các môn, tương tự như việc xây dựng sơ đồ quản lý và điều phối cho hợp lý để không dẫn đến tình trạng đến ngày, đến giờ đó là dồn dập nhiệm vụ khiến HS quá tải.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap