Bú Cu

QUẢN LÝ CẤP CAO VÀO CUỘCNgày 20.10, Bộ VH-TT-DL đ& soạn văn 9

【soạn văn 9】Đừng để VĐV kêu đói: Chấn chỉnh từ công tác quản lý

QUẢN LÝ CẤP CAO VÀO CUỘC

Ngày 20.10,ĐừngđểVĐVkêuđóiChấnchỉnhtừcôngtácquảnlýsoạn văn 9 Bộ VH-TT-DL đã nhận được báo cáo của Cục TDTT về tổng kiểm tra tình hình tập luyện của các đội tuyển quốc gia, trong đó có các đội tuyển trẻ. Các cá nhân và tập thể có liên quan vụ việc một số VĐV đội tuyển bóng bàn trẻ VN kêu đói, cũng đã gửi giải trình và bản kiểm điểm. Dự kiến trong tuần tới, Bộ VH-TT-DL sẽ có cuộc họp với Cục TDTT để thống nhất lại phương thức quản lý các đội tuyển. Lãnh đạo bộ cũng sẽ quyết định các mức xử lý vụ việc của đội bóng bàn trẻ quốc gia.

Đừng để VĐV kêu đói: Chấn chỉnh từ công tác quản lý - Ảnh 1.

Đội tuyển quần vợt VN mua cơm hộp ăn khi thi đấu ở play-off Davis Cup nhóm II hồi đầu năm 2023 tại Bắc Ninh

LHN

Ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Ủy ban TDTT (nay là Cục TDTT), cho biết sự cố đáng tiếc ở đội tuyển bóng bàn trẻ VN đã phần nào chỉ ra nguyên nhân cốt lõi đó là ở công tác quản lý. "Đội tuyển trẻ bóng bàn thuộc quản lý của Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội nhưng lại đóng đô tập luyện, sinh hoạt, ăn uống ở Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Điều này dẫn đến khó sâu sát, khó quản lý tốt nhất các vấn đề về sinh hoạt, ăn uống của VĐV. Những bất cập như thế trong thời gian dài cùng những nguyên nhân khác dẫn đến hệ quả là các VĐV trẻ không được ăn no, chứ chưa nói đến việc được đảm bảo ăn đủ dinh dưỡng. Chúng ta cần cơ quan quản lý cao nhất vào cuộc, chấn chỉnh đến tận gốc rễ mới mong giải quyết được những bất cập hiện nay của thể thao VN", ông Nguyễn Hồng Minh cho biết.

PHẢI ĐƯỢC KIỂM TRA, GIÁM SÁT THƯỜNG XUYÊN

Việc cơ quan quản lý trực tiếp ở một nơi, đội tuyển lại tập luyện ở nơi khác, không chỉ xảy ra với trường hợp của môn bóng bàn mà còn với rất nhiều môn như cử tạ, cầu lông, xe đạp, cờ vua, cờ tướng, quần vợt… Từ đó chuyện ăn uống của các đội, nhóm đội tuyển cũng muôn hình vạn trạng. Một số tuyển thủ tập luyện ở ngoài các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, được chi chế độ tiền ăn để tự túc việc ăn uống nhưng nhà quản lý không biết VĐV ăn gì, uống gì, có đủ chất hay không.

Một lãnh đạo thể thao ở địa phương khu vực phía nam cho biết VĐV của khu vực này khi lên tập trung đội tuyển, mỗi lần gọi điện về đều than thở việc ăn uống trong trung tâm thì cơm canh nguội lạnh, đồ ăn ít lại không hợp khẩu vị, nhiều khi phải bỏ bữa ăn để ra ngoài tự bỏ tiền ăn lẩu.

"Tiền ăn theo quy định của VĐV hiện nay nếu chi tiêu đúng thì bữa cơm của các em cũng không thể thiếu thốn. Chi tiêu đúng ở đây là mua đồ ăn đầy đủ dinh dưỡng, mua đồ ăn ngon và khẩu vị phù hợp. Các bếp ăn tập thể ở các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, nơi tập trung các đội tuyển, đội tuyển trẻ tập luyện cần được kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo bữa ăn đầy đủ cho các em, đồng thời đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm", vị lãnh đạo này cho biết.

Ông Mai Bá Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM, Ủy viên Ban Thường vụ Ủy ban Olympic VN, cho biết ở Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM thời ông Võ Quốc Thắng làm giám đốc (nay ông Thắng chuyển sang làm Hiệu trưởng Trường ĐH TDTT TP.HCM) có cách làm khá hay là lập ra nhóm thông qua mạng xã hội để quản lý bữa ăn của các tuyển thủ. Thành viên của nhóm này có đại diện lãnh đạo trung tâm, đại diện các môn sinh hoạt - tập luyện ở trung tâm, đại diện nhà ăn ở trung tâm. Thông tin về thực đơn ăn uống của trung tâm sẽ được đại diện nhà ăn gửi lên nhóm, mỗi bữa ăn sáng, trưa, chiều đại diện nhà ăn cũng phải chụp hình bàn ăn gửi lên để báo cáo.

PHỐI HỢP CHẶT CHẼ, TRÁNH KẼ HỞ PHÁT SINH

Ông Mai Bá Hùng chia sẻ để quản lý hiệu quả, hạn chế tối đa những vấn đề nảy sinh ở các đội tuyển tập huấn tại TP.HCM, đơn vị này đã có cách làm mới trong những năm gần đây là giao các môn về các trung tâm thể thao có chức năng, điều kiện phù hợp để quản lý. Như đội bóng bàn, cờ vua thuộc Trung tâm Hoa Lư; đội bơi thuộc Trung tâm Yết Kiêu; đội cầu lông, cử tạ thuộc Trung tâm thể thao Phú Thọ… "Khó khăn của thể thao TP.HCM nói riêng và thể thao VN nói chung, chính là cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Vì thế sẽ phải có một số môn phải gửi quân đi tập ở nơi khác. Tuy nhiên việc gửi quân này, theo tôi, phải được phối hợp, giám sát chặt chẽ, phải chọn nơi phù hợp, tránh kẽ hở dễ phát sinh tiêu cực. Điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người và quản lý hiệu quả", ông Mai Bá Hùng nhấn mạnh.

TP.HCM cũng là đơn vị đi đầu trong việc trả tiền công, tiền ăn, các chế độ cho VĐV, HLV thông qua hình thức bằng chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng để số hóa và hạn chế tiêu cực. Nhờ đó chuyện ăn chặn, cắt xén trong ngành thể thao cũng hiếm xảy ra và nếu có sẽ được giải quyết rốt ráo nhằm loại bỏ những "con sâu".

CẦN LÀM RÕ TIỀN ĂN VĐV CÓ BỊ CẮT XÉN HAY KHÔNG

Một vấn đề mà nhiều người tâm huyết với thể thao VN đặt ra là cần làm rõ liệu có hay không việc chế độ tiền ăn của VĐV bị cắt xén so với thực tế. Nếu có phải lập tức phanh phui, chấn chỉnh, trả lại bữa ăn đúng tiêu chuẩn cho các tuyển thủ, bởi chuyện này râm ran nhiều năm qua. Một số HLV, VĐV khi hỏi về chuyện ăn uống khi lên tập trung ở các trung tâm quốc gia đã từ chối khéo và cho biết đó là vấn đề "nhạy cảm", nói ra sợ bị phê bình, trù dập. Đặc biệt với các VĐV trẻ khi gia đình lẫn bản thân các em khao khát được lên tuyển, khát khao phấn đấu theo đuổi niềm đam mê lẫn "danh vọng" thì lại nặng tâm lý lo sợ nếu con cái phản ứng sẽ bị trù dập, mất cơ hội ở đội tuyển và vì thế chủ động bỏ tiền túi cho con mua đồ ăn thêm cho no, ngon, đủ chất.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap