TheủaNgọtđượcđềcửtạigiảbàn bệto đó, album Gieocủa Ngọt band đã được đề cử ở hạng mục Best Boxed or Special Limited Edition Package - Thiết kế đẹp nhất cho một album. Cá nhân được đề cử là Duy Đào – người đứng sau phần thiết kế cho album này.
Hạng mục nói trên được trao từ năm 1995 cho các giám đốc nghệ thuật của một album. Giải này thường không được trao cho các nghệ sĩ, trừ khi họ cũng đóng góp vào phần sáng tạo nghệ thuật.
Theo quy chế giải thưởng, các ấn phẩm được đề cử và giành giải trong hạng mục này thường có thiết kế ấn tượng, sáng tạo và độc đáo, đóng góp vào trải nghiệm thị giác và giá trị nghệ thuật của sản phẩm âm nhạc. Điều này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng vật liệu độc đáo, bố trí hình ảnh, bố cục sáng tạo, và các phụ kiện đi kèm…
Gieo ra mắt vào năm 2022, là album phòng thu thứ 4 và cũng là mới nhất của nhóm nhạc Ngọt. Với các bài hát chủ yếu thuộc thể loại psychedelic rock, nên phần thiết kế của album này cũng rất độc đáo với tone màu và các họa tiết mang tính phiêu diêu, thức thần.
Chia sẻ về ý tưởng thiết kế, Duy Đào cho biết album thứ 4 “được gieo kín trong một chiếc ‘hộp thời gian’. Trái với ngoại hình giản dị, bên trong đó là một lễ hội, nơi mà những cảm xúc được hữu hình hóa, nơi những lời nhắn nhủ được gửi gắm tới tương lai. Nó cũng là cánh cổng để mời người nghe đến với những điều thú vị trong thế giới Gieo của Ngọt, nơi mà màu sắc, âm nhạc và cảm xúc mang đậm chất psychedelic của những thập kỉ trước được tái diễn dịch”.
Khác với thiết kế truyền thống, boxset của Gieo gồm có rất nhiều thành phần, như poster, thẻ lời bài hát, CD, photobook, giấy ghi chú, sticker, hạt giống, mút xốp để gieo hạt…, với ý tưởng album như một chiếc hộp mà chúng ta sẽ chôn xuống đất để giao tiếp với tương lai trong nhiều năm nữa. Đây là ý tưởng mang cảm giác viển vông nhưng lại được truyền tải qua ý niệm gần gũi qua lời nói, chất liệu và thiết kế.
Ngọt cũng tiết lộ chính Duy Đào là người đặt tên cho album này.
Ở những năm đầu, nhà thiết kế chiến thắng ở hạng mục này thường hợp tác với những tên tuổi nghệ sĩ lớn, như Ella Fitzgerald (1995), Frank Zappa (1996), Miles Davis (1997, 2000, 2001, 2004), Johnny Cash (2006)… Những năm gần đây nó thuộc về những nghệ sĩ ít phổ biến hơn.
Duy Đào đã từng làm việc hơn 10 năm ở California (Mỹ) trước khi thành lập Studio DUY tại Việt Nam. Anh đã làm việc với nhiều khách hàng uy tín như Google, Facebook, Pinterest, Twitter, Logitech, Oppo và Apple Music… Trong nước, anh cũng là người đứng sau thiết kế thay đổi nhận diện toàn cầu cho Vinamilk gây sốt hồi đầu năm nay.
Tác phẩm của anh đã nhận được nhiều sự công nhận quốc tế, trong đó có nhiều giải thưởng từ các tổ chức danh giá của Mỹ như Art Director Club Award, International Design Award và Type Director Club.
Các tác phẩm này cũng được giới thiệu trên các ấn phẩm nổi tiếng và đã triển lãm ở 16 quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài ra, anh còn được mời phát biểu tại các sự kiện, trường đại học và tổ chức uy tín.
Duy Đào và các cộng sự hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục vượt qua ranh giới để nâng tầm ngành thiết kế và sáng tạo Việt Nam, thông qua đặc tính tỉ mỉ đến từng chi tiết và niềm đam mê đổi mới sáng tạo.
Ngoài Gieothì hạng mục này còn có các cái tên quốc tế khác như The Collected Works of Neutral Milk Hotel của Neutral Milk Hotel, For The Birds: The Birdsong Project, Inside: Deluxe Box Setcủa Bo Burnham và Words & Music, May 1965- Deluxe Editioncủa Lou Reed.
Kết quả chiến thắng sẽ được công bố tại lễ trao giải Grammy ở sân khấu phụ vào tháng 2.2024 tại Los Angeles, Mỹ.