Theệnhnhânthứtrênthếgiớiđượcghéptimlợnđanghồiphụsoi cầu dự đoán xsmb chính xác 100o thông báo mới nhất từ các bác sĩ thuộc Trường Y Đại học Maryland, bệnh nhân không có dấu hiệu bị thải ghép (tình trạng hệ miễn dịch nhầm tưởng nội tạng mới là yếu tố ngoại lai nguy hiểm, cố gắng loại bỏ khỏi cơ thể).
"Trái tim của bệnh nhân đang tự làm nhiệm vụ của nó", tiến sĩ Muhammad Mohiuddin, trưởng nhóm cấy ghép tim, cho biết.
Theo phát ngôn viên của bệnh viện, ông Faucette đã có thể tự đứng vững, đang tập luyện với các chuyên gia trị liệu để có thể đi lại.
Ca phẫu thuật diễn ra vào ngày 20/9, bởi chính kíp mổ đã thực hiện ca ghép tim lợn đầu tiên vào năm 2022. Khi ấy, ông Faucette mắc bệnh tim giai đoạn cuối, không đủ điều kiện để ghép tim truyền thống. Hy vọng còn lại duy nhất là ghép tim lợn, còn gọi là phương pháp cấy ghép khác loài (xenotransplant).
Phương pháp này đã được bật đèn xanh theo chương trình nhân đạo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Cơ quan cho biết đây là con đường tiềm năng để bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được tiếp cận với sản phẩm y tế trong quá trình nghiên cứu, điều trị ngoài thử nghiệm lâm sàng.
Tim lợn được sử dụng đến từ một con lợn biến đổi gene. Các nhà khoa học đã chỉnh sửa 10 gene, trong đó có ba gene bị bất hoạt để loại bỏ alpha gal trong tế bào máu lợn. Alpha gal dễ gây ra phản ứng nghiêm trọng trong hệ miễn dịch con người, dẫn đến thải ghép.
Những hình ảnh đầu tiên được bệnh viện cung cấp ngay sau ca phẫu thuật cho thấy bệnh nhân Faucette thở dốc, nhưng vẫn ở nụ cười và nói: "Mọi thứ thật khó khăn, nhưng tôi sẽ làm được".
Năm ngoái, nhóm bác sĩ tại Trường Y Đại học Maryland đã thực hiện ca ghép tim lợn cho người đầu tiên trên thế giới. Bệnh nhân là David Bennett sống sót chỉ hai tháng, sau đó quả tim bị tổn thương với lý do chưa rõ ràng. Các chuyên gia đã tìm thấy dấu hiệu của virus lợn bên trong cơ quan này.
Bài học từ thử nghiệm đầu tiên dẫn đến một số thay đổi trong lần phẫu thuật thứ hai. Kíp mổ đã phải kiểm tra virus kỹ càng trước khi thực hiện thử nghiệm có tính rủi ro.
Những nỗ lực cấy ghép nội tạng từ động vật sang người đã thất bại nhiều thập kỷ, do hệ miễn dịch của con người lập tức phá hủy các mô lạ. Hiện các nhà khoa học cố gắng sử dụng lợn biến đổi gene nhằm mô phỏng nội tạng người chính xác nhất có thể.
Thục Linh (TheoNY Post)