Hệ tiêu hóa hoạt động để phân hủy thức ăn và chuyển hóa chúng thành năng lượng. Một số loại thực phẩm,ợiíchbấtngờcủatinhbộtvớiđaudạdàtỉ lệ cược nha cái chẳng hạn như món cay, dù có hương vị thơm ngon nhưng khi ăn quá nhiều sẽ khiến đường tiêu hóa khó chịu và gây đau dạ dày, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today(Anh).
Đau dạ dày cũng có thể do ăn khuya hoặc ăn quá nhanh. Ngoài cảm giác đau, người mắc đau dạ dày sẽ bị đầy hơi, khó chịu và nóng rát ở vùng bụng trên. Không dung nạp thực phẩm, nhiễm virus là những nguyên nhân thường gặp khác gây đau dạ dày.
Khi bị đau, các món có nhiều tinh bột, kể cả là tinh bột trắng, sẽ phù hợp và rất có lợi cho dạ dày. Với món làm từ tinh bột trắng, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh mì và cơm trắng, dù khiến đường huyết tăng nhưng lại dễ tiêu hóa và giúp làm dịu cơn đau.
Trong khi đó, các món làm từ tinh bột phức tạp như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt dù tiêu hóa chậm hơn nhưng lại giàu chất xơ. Lượng chất xơ này sẽ hấp thụ lượng a xít dư thừa trong dạ dày, nhờ đó giảm cảm giác khó chịu.
Lựa chọn khác ngoài tinh bột
Những người không muốn ăn tinh bột thì hoàn toàn có thể lựa chọn những món khác. Lựa chọn đầu tiên nên ăn là chuối. Chuối giúp giảm nồng độ a xit trong dạ dày. Lượng kali dồi dào trong chuối cũng giúp giảm kích ứng dạ dày.
Một món có lợi cho dạ dày khác là gừng. Người bệnh có thể sử dụng gừng dưới dạng gừng tươi, trà gừng hoặc rượu gừng. Với rượu gừng, các chuyên gia khuyến cáo hãy uống một cách từ từ, mỗi lần một ít để dạ dày có thể dung nạp tốt.
Các món cần tránh
Bên cạnh đó, những người bị đau dạ dày cũng cần tránh một số món sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau. Các món cần tránh là món cay, có nhiều dầu mỡ, món có tính a xít cao, caffeine và rượu bia. Đặc biệt, rượu bia có thể làm tăng nhanh lượng a xít trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc trên thành dạ dày.
Hầu hết các cơn đau dạ dày sẽ khỏi trong vòng 24 đến 36 giờ. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, có máu trong chất nôn hoặc đi phân ra máu thì cần đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Người bệnh cũng cần được chăm sóc y tế nếu không thể đi tiểu trong 8 giờ, đã nôn mửa và đại tiện nhưng cơn đau không thuyên giảm. Để giảm nguy cơ đau dạ dày, mọi người nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no trong bữa, uống đủ nước, ăn đủ chất xơ và tránh ăn khuya quá no, theo Medical News Today.