Tôi nhớ mãi cảm giác đau nghẹn khi một sáng đọc bài báo trên Thanh Niêncó tựa đề Người cha rớt nước mắt nhờ photoshop để con gái 14 tuổi được mặc áo dài "làm cô giáo". Người cha trong câu chuyện này có con gái 14 tuổi bị chấn thương sọ não,ănhọctròviphạmbắtđầutừphụxoilac3 tỷ lệ thương tật 97% sau tai nạn va chạm trên đường đi học bằng xe đạp điện với một thiếu niên 15 tuổi đi xe máy. Chia sẻ nỗi đau với phóng viên Thanh Niên, người cha này gửi gắm: "Tôi mong những người làm cha mẹ có thương con thì đừng giao xe máy cho con khi con chưa đủ tuổi hay chưa có bằng lái. Đó là vì an toàn của con và cả tính mạng của người tham gia giao thông khác".
Theo báo cáo tại hội nghị về đảm bảo an toàn giao thông đối với học sinh (HS) do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức vào đầu tháng 11, trong khoảng gần 1 năm đã có 881 vụ tai nạn giao thông liên quan đến HS độ tuổi 6-18, làm chết 490 người. Về phương tiện điều khiển liên quan trong các vụ tai nạn giao thông: xe mô tô từ 50-175 cm3chiếm tới 71,31%.
Những câu chuyện và con số này gây ám ảnh với bất cứ ai mỗi ngày đưa đón con đến trường hoặc thấy cảnh HS chở nhau phóng nhanh, vượt ẩu trên xe máy trên 50 cm3.
Thế nhưng tại sao những vi phạm rõ ràng như vậy, gây hậu quả kinh hoàng, nhức nhối đến thế mà bao nhiêu năm nay vẫn tồn tại? Năm nào các cơ quan chức năng cũng đều tuyên truyền, kêu gọi nhưng sao vẫn không giải quyết được vấn đề?
Vấn đề này, trách nhiệm chính vẫn là từ gia đình, cha mẹ HS. Phụ huynh có muôn ngàn lý do để giao xe gắn máy trên 50 cm3cho con dù biết như thế là vi phạm luật. Nhưng với họ, sự tiện lợi là trên hết. Để ngăn chặn tình trạng HS vi phạm an toàn giao thông thì trước tiên cần nâng cao ý thức của phụ huynh tôn trọng pháp luật và tăng mức xử phạt đáng kể nếu vi phạm. Nếu phụ huynh quá bận bịu không đưa con đến trường được, có thể cho con dùng xe đạp hay sử dụng phương tiện xe đưa đón của các trường, hệ thống xe buýt… tùy theo điều kiện và phù hợp điều kiện địa lý. Có thể những cách này ban đầu không "thuận tiện" với phụ huynh nhưng lâu dần thành thói quen hữu ích.
Về phía nhà trường cũng cần cương quyết, "nói không" với những HS đi xe máy trên 50 cm3đến trường cho dù bất cứ lý do gì, đồng thời có biện pháp kỷ luật thích đáng nếu vi phạm.
Bên cạnh đó, hệ thống xe công cộng, xe đưa đón HS, đường sá… cũng cần đảm bảo an toàn để phụ huynh an tâm cho con đến trường bằng các phương tiện này.
Quan trọng hơn cả là giáo dục trong nhà trường làm thế nào để xây dựng cho HS ý thức thượng tôn pháp luật. Từ đó HS sẽ góp phần thêm tiếng nói giúp người lớn ý thức hơn trong việc tuân thủ luật pháp. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần đẩy lùi tình trạng HS vi phạm an toàn giao thông để không xảy ra những mất mát đột ngột, đau lòng.