Chiều 25.10,ựutrưởngbộphậnthưkýtàichínhCôngtyAICkhóckêtỉ lệ cược khi nói lời sau cùng tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương - thư ký của cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn khóc kêu oan khi nói lời sau cùng.
Cũng trong phiên xét xử sơ thẩm ở ngày thứ 3, các bị cáo đều tỏ ra ăn năn hối cải, nhận tội do mình gây ra và mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật, mong HĐXX giảm nhẹ mức án để sớm trở về tái hòa nhập cộng đồng, làm người có ích cho xã hội.
Tuy vậy, bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương, cựu Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC (Công ty AIC) khi nói lời sau cùng một mực kêu oan, cho rằng mình làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC và không thừa nhận hành vi phạm tội.
Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương, khai bản thân không phải là Trưởng bộ phận thư ký tài chính mà chỉ là thư ký trong Ban Thư ký của Công ty AIC.
Bị cáo Phương được phân công theo dõi thời gian làm việc của các nhân viên và một số việc khác như đóng tiền nhà, tiền điện nước của Công ty AIC.
Ngoài ra, bị cáo Phương xác nhận còn được giao làm Kế toán trưởng Công ty cổ phần bất động sản Phúc Hưng, nơi anh trai bà Nhàn là bị cáo Nguyễn Anh Dũng làm tổng giám đốc.
Cũng theo bị cáo Phương, thời điểm làm Kế toán trưởng Công ty cổ phần bất động sản Phúc Hưng, bị cáo chỉ làm nghiệp vụ kế toán bình thường chứ không biết việc báo cáo tài chính được mang đi dự thầu.
Bị cáo Phương khai, từ tháng 3.2022 đã đi một số nước để du lịch, thăm con du học và chữa bệnh, trong khi đó vụ án đến tháng 8.2022 mới khởi tố.
"Sau khi vụ án được khởi tố, nhiều người khuyên tôi đừng về, ở tù khổ lắm nhưng tôi thấy bị oan nên vẫn về. Khi làm việc với cơ quan điều tra, tôi không được đối chất với ai", bị cáo Phương trình bày tại tòa.
Ngoài ra, cựu Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC trình bày bản thân chỉ làm việc vặt tại Công ty AIC và các bị cáo khác do sợ trách nhiệm nên đã đổ hết tội cho mình.
Tuy vậy, tại phiên xét xử, đại diện viện kiểm sát bác lời bào chữa của Nguyễn Thị Thu Phương.
Cụ thể, đại diện viện kiểm sát khẳng định: "Trước khi khởi tố bị cáo Phương, cơ quan điều tra và viện kiểm sát đều lấy lời khai những người liên quan. Vì vậy, dù bị cáo bỏ trốn, thậm chí không có mặt ở phiên tòa hôm nay thì cũng đủ căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội".
Thủ đoạn tinh vi
Đại diện viện kiểm sát đánh giá, vụ án vi phạm đấu thầu xảy ra ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh được thực hiện bằng thủ đoạn tinh vi với sự phân công từng khâu, từng công đoạn. Đặc biệt, có những công ty lập ra chỉ để làm quân xanh cho Công ty AIC, phục vụ cho cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thanh Nhàn nhằm rút ruột ngân sách.
Theo cáo trạng, bị cáo Phương được bà Nhàn phân công là Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC và giao nhiệm vụ quản lý, điều hành một số công ty trong hệ sinh thái Công ty AIC, gồm: Công ty cổ phần Mopha; Công ty cổ phần bất động sản Phúc Hưng, Công ty Công nghệ cao và Công ty Uy Tín Toàn Cầu để làm quân xanh cho Công ty AIC trong các gói thầu tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Kết thúc phiên xét xử ngày thứ 3, HĐXX chuyển sang phần nghị án và cho biết sẽ tuyên án các bị cáo vào chiều mai 26.10.
Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với các bị cáo. Theo đó, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC, bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương bị đề nghị mức án 6 - 7 năm tù. Các bị cáo còn lại bị viện kiểm sát đề nghị mức án từ 4 năm tù cho đến hưởng án treo.