Bú Cu

Nhiều đô thị lớn ở châu Á đã hợp thức hóa kinh tế vỉa hè. Trong khi đó, ở Việt Nam, khung pháp lý ch spin

【spin】'Làm được như Thái Lan hay nghĩ đến kinh tế vỉa hè'

Nhiều đô thị lớn ở châu Á đã hợp thức hóa kinh tế vỉa hè. Trong khi đó,àmđượcnhưTháiLanhaynghĩđếnkinhtếvỉahèspin ở Việt Nam, khung pháp lý chính thức cho việc kinh doanh trên hè phố chưa từng tồn tại trong luật. Nhà quản lý không thể mặc nhiên công nhận các hoạt động kinh tế vỉa hè vì đi ngược lại chức năng giao thông vốn có, nhưng cũng không thể dễ dàng xóa bỏ vì những lợi ích sát sườn với bộ phận không nhỏ người dân.

Tại sao Việt Nam chưa thể hợp thức hóa kinh tế vỉa hè như Thái Lan? Độc giả Đìnhphân tích: "Vỉa hè tại các thành phố lớn ở ta đều rất nhỏ, nên nếu nghĩ đến kinh tế vỉa hè sẽ không ổn chút nào, mặc dù đó có thể là nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Nhìn qua Thái Lan, họ có vỉa hè rộng, cho phép kinh doanh ở một số khu vực nhất định mà không cản trở việc đi lại của người dân. Vỉa hè của họ cũng rất sạch, và luôn dành một phần đường dành cho người đi bộ rất thoải mái.

Tại Mỹ, những khu vực thương mại như khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, vỉa hè rất rộng, cũng được đấu thầu công khai cho kinh doanh để tạo nguồn thu cho địa phương mà không ảnh hưởng người đi bộ hay cản trở lối ra vào.

Còn ở Việt Nam, thứ nhất, do đặc điểm vỉa hè nhỏ, nếu cho kinh doanh nữa thì người đi bộ sẽ phải xoay xở thế nào? Thứ hai, kinh doanh trên vỉa hè sẽ khiến người đi đường phải dừng xe để mua, gây cản trở lưu thông. Thứ ba, người kinh doanh vỉa hè thường không giữ vệ sinh chung, rất dơ bẩn. Thứ tư, kinh doanh vỉa hè gây cản trở lối ra vào nhà của người dân bên đường.

Thứ năm, kinh doanh vỉa hè đa phần là các hàng ăn uống, vậy ai sẽ chịu trách nhiệm và kiểm tra thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Thứ sáu, ở nước ngoài có khu vực dân cư chỉ dành để ở, tách biệt với và khu vực kinh doanh. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh vỉa hè mà không đánh giá các tác động tiêu cực đến xã hội sẽ là không ổn, vì nó liên quan đến nhiều vấn đề như trên, chưa kể đến an toàn phòng cháy chữa cháy".

>> 'Đuổi bắt hàng rong không hồi kết trên vỉa hè'

Cơ quan quản lý đô thị Bangkok (Thái Lan) yêu cầu những người kinh doanh trên hè phố phải đăng ký, đóng phí hàng tháng và chỉ được bán hàng ngoài giờ cao điểm ở khu vực đông đúc để không ảnh hưởng đến giao thông. Còn Singapore lựa chọn xây dựng nhiều trung tâm hàng rong để tổ chức quy củ loại hình này. Người kinh doanh phải xin giấy phép của cơ quan quản lý, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, và có hiệp hội đại diện.

Lấy thêm ví dụ tại Thượng Hải (Trung Quốc), bạn đọc Đỗ Tuyênchia sẻ: "Tại Thượng Hải - một thành phố phát triển bậc nhất của Thế giới, người ta vẫn rất cân bằng trong việc lưu giữ nét truyền thống và hiện đại. Văn hóa bán hàng vỉa hè và hàng rong ở Việt Nam và Trung Quốc có khá nhiều điểm tương đồng. Buổi sáng người dân không có thời gian để vào quán ăn hay khách sạn nên việc duy trì bán đồ ăn sáng vỉa hè là một tất yếu.

Tuy nhiên, các kiot bán hàng ở đây đều được làm theo một kiểu chung (xe đẩy hoặc gian hàng di động). Các gian hàng chỉ bán đồ mang đi và dừng bán ở vỉa hè nơi đã đăng ký từ trước. Sau 8h30 sáng, toàn bộ các quầy hàng phải đóng cửa và di chuyển đến một nơi tập kết riêng. Việc bán hàng sẽ tiếp tục ở vị trí đó. Sau 19h30, tôi lại thấy các gian hàng xuất hiện trở lại, một số bán trên vỉa hè, một số di chuyển qua các con đường khác nhau. Họ cũng chỉ bán đồ mang đi chứ không bày bán tràn lan ra vỉa hè.

Ở tại các công viên, người bán hàng rong sẽ được bố trí một dãy riêng để họ đứng bán, khách mua hàng cũng đều mang đi và có thể ngồi ở đâu đó trong công viên để ăn, không có cảnh ngồi ăn uống vạ vật ngay tại chỗ gây cản trở giao thông như ở ta. Nhìn chung, ý thức của họ rất tốt.

Công viên ở Thượng Hải rất hiếm nhà vệ sinh cũng như thùng rác nhưng tôi thấy nó rất sạch. Có lẽ, do khắp nơi đi đâu tôi cũng thấy có camera. Bất kể bạn là ai, làm gì sai đều sẽ bị ghi hình và có người xử phạt sau đó. Văn minh đôi khi không phải do ý thức người dân cao, hay dân trí cao, mà là do luật pháp nghiêm minh, cách quản lý xã hội thông minh".

Việt Thànhtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap